Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước và đặc điểm đầy đủ nhất

BANNER-LAUNCHING-MOORE

Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước biểu thị sự tác động có chủ đích của Nhà nước đối với các mối quan hệ kinh tế, hoạt động kinh tế trong một quốc gia nhất định.

Trong bài viết dưới đây, mình sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm và các chức năng quản lý kinh tế của nhà nước trong quá trình hình thành và phát triển.

1. Khái niệm chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước

Khái niệm chức năng quản lý kinh tế của nhà nước
Khái niệm chức năng quản lý kinh tế của nhà nước

Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước là những hoạt động tổng quát nhất mà Nhà nước phải thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra, trả lời câu hỏi: Nhà nước phải làm những gì? Chức năng đó do bản chất của Nhà nước, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế – xã hội của từng giai đoạn lịch sử quy định.

Đồng thời, chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường là căn cứ để xác định các nhiệm vụ cụ thể, là cơ sở khách quan để xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế và bố trí cán bộ, công chức quản lý kinh tế cho phù hợp.

NHẬP MÃ TUHOC30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

2. 5 chức năng quản lý kinh tế của nhà nước

5 chức năng quản lý kinh tế của nhà nước
5 chức năng quản lý kinh tế của nhà nước

2.1. Chức năng xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế

Nhà nước sử dụng pháp luật để có thể thừa nhận, hướng dẫn, quy định, cho phép, ngăn cấm, khuyến khích, hạn chế,… 

Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật sao cho bảo đảm được các yêu cầu cơ bản để tạo ra sự an toàn về mặt pháp lý cho các hoạt động kinh tế, sự thuận lợi cho các chủ thể kinh tế; khuyến khích, hỗ trợ khi cần thiết; bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế khi có sự xâm hại và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Chức năng xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế
Chức năng xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về kinh tế

2.2. Chức năng quản lý triển khai thực thi pháp luật về kinh tế

Nhà nước thi hành pháp luật về kinh tế mang bản chất của hoạt động chấp hành, tuân thủ pháp luật và làm cho xã hội nhận thức được “tự do trong khuôn khổ “Hiến pháp và pháp luật”.

Nhà nước, với tư cách là chủ thể kinh tế đặc biệt có quyền lực công, là lực lượng quan trọng nhất trong thực thi pháp luật về kinh 60 tế của một quốc gia.

Quản lý kinh tế là một trong những chủ đề luận văn có yêu cầu khắt khe từ đề tài đòi hỏi người viết phải chọn lựa đúng đắn ngay từ đầu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chọn sao cho dễ làm, dễ đạt điểm cao. Do đó bạn có thể tham khảo bộ đề tài luận văn quản lý kinh tế cực chi tiết đến từ Luận văn 1080 để áp dụng cho bài luận của mình. Xem ngay kẻo lỡ!

2.3. Chức năng xử lý các vi phạm pháp luật về kinh tế và giải quyết các xung đột, tranh chấp kinh tế

Về xử lý các vi phạm về kinh tế

Để bảo đảm trật tự, an ninh kinh tế, bảo vệ các quan hệ kinh tế hợp pháp, Nhà nước đã quan tâm đến việc xử lý các vi phạm pháp luật về kinh tế, nhất là trọng tài và xét xử trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế và liên quan đến kinh tế. 

Về phân xử và giải quyết tranh chấp kinh tế

Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước có vai trò quan trọng trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại và lao động.

Các tòa án nhân dân đã thụ lý, giải quyết, xét xử các vụ việc, chiếm tỷ lệ cao là các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản.

2.4. Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước: giải quyết các khuyết tật của kinh tế thị trường

Chức năng giải quyết các khuyết tật của kinh tế thị trường
Chức năng giải quyết các khuyết tật của kinh tế thị trường

Lạm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến hậu quả khó lường về môi trường và xã hội:

  • Trong kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp với mục đích là lợi nhuận.
  • Dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người; dẫn đến không bảo đảm được hiệu quả kinh tế – xã hội và xã hội phát triển thiếu bền vững.

Phân cực xã hội, phân hóa giàu nghèo, không toàn dụng lao động phân cực xã hội, phân hóa giàu nghèo, không toàn dụng lao động: 

  • Tác động của kinh tế thị trường sẽ dẫn tới tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, phân phối thu nhập không công bằng, phân cực về của cải và sự phân hoá giàu – nghèo.
  • Kinh tế thị trường không tự động mang lại những giá trị mà xã hội muốn vươn tới, mặc dù tác động của kinh tế thị trường có thể tạo ra hiệu quả kinh tế cao.

Độc quyền, thủ tiêu cạnh tranh

Kinh tế thị trường cũng dễ dẫn đến độc quyền, ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh bình đẳng. Độc quyền thường tìm cách thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm việc đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp, nhất là trong quản lý, kỹ thuật, công nghiệp. 

Khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ

Chức năng quản lý kinh tế, với những nhiệm vụ cụ thể, của nhà nước là để điều chỉnh, can thiệp thông qua hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế nhằm khắc phục kịp thời những khuyết tật cố hữu nói trên của kinh tế thị trường.

2.5. Chức năng bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại

Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, cạnh tranh quốc tế được thể hiện rõ nhất qua cạnh tranh giữa các nhà nước bằng việc đề ra chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trực tiếp, có hấp dẫn hay không. 

Hơn nữa, ở nhiều nước, nhà nước đã xây dựng và áp dụng các chính sách công nghiệp nhằm chỉ cho các doanh nghiệp đa quốc gia tham gia vào những dự án đầu tư phù hợp với pháp luật và chương trình phát triển của họ

3. Đặc điểm chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước 

3.1. Được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng

Đây là đặc điểm chủ yếu nhất của chức năng quản lý kinh tế của nhà nước, đồng thời thể hiện vị trí, vai trò quan trọng của nhà nước. 

Thực tế, mọi bất ổn của các quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển, chủ yếu là do sai lầm của nhà nước cũng như năng lực yếu kém của nhà nước trong việc định hướng phát triển nền kinh tế. 

Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước: Đặc điểm được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng
Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước: Đặc điểm được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng

3.2. Bảo đảm được định hướng xã hội chủ nghĩa

Thông qua việc định ra chiến lược phát triển kinh tế, nhà nước hoạch định đường lối và những định hướng phát triển chủ yếu nền kinh tế của quốc gia trong thời gian tương đối dài, khoảng 10 – 20 năm. 

Đường lối trong chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước rất quan trọng, nó quy định nền kinh tế của quốc gia đó phát triển theo con đường nào, chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội (CNXH), và dựa trên mô hình kinh tế nào (kinh tế tập trung, KTTT hay KTTT định hướng XHCN,…).

3.3. Được quản lý bằng pháp luật và các công cụ quản lý kinh tế

Nhà nước sử dụng pháp luật để có thể thừa nhận, hướng dẫn, quy định, cho phép, ngăn cấm, khuyến khích, hạn chế,… 

Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật sao cho bảo đảm được các yêu cầu cơ bản để tạo ra sự an toàn về mặt pháp lý cho các hoạt động kinh tế, sự thuận lợi cho các chủ thể kinh tế; khuyến khích, hỗ trợ khi cần thiết; bảo vệ có hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế khi có sự xâm hại và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu bạn vẫn gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.  Luận văn 1080 sẽ đồng hành cùng các bạn bằng dịch vụ viết thuê luận văn giá rẻ đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn, nhanh chóng và đạt kết quả cao nhất.

Như vậy bài viết trên đã tổng hợp 5 chức năng quản lý kinh tế của nhà nước cũng như khái niệm , đặc điểm của các chức năng. Chắc hẳn các bạn cũng đã nắm được phần nào đó thông tin về chức năng quản lý kinh tế. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn! 

Bình luận

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.