Trong tiếng Việt hẳn ai cũng biết đến câu khẳng định và câu phủ định. Tuy nhiên cách dùng 2 loại câu này trong tiếng Anh có sự khác biệt. Hãy cùng tuhocielts.vn tìm hiểu về cách sử dụng câu khẳng định, câu phủ định trong tiếng Anh trong bài viết hôm nay. Bạn có thể luyện tập ngay với bài tập ở cuối bài viết. Cùng theo dõi để tham khảo bạn nhé.
1. Câu khẳng định là gì?
Câu kể (hay còn gọi là câu trần thuật) trong tiếng Anh dùng để tuyên bố hoặc diễn đạt một thông tin nào đó. Câu khẳng định là một loại câu trần thuật.
Câu khẳng định (affirmative sentence) thể hiện tính đúng đắn hoặc sự thật của thông tin chứa trong một câu nói.
Ví dụ:
- I graduated from ABC school in 2019, after having done my thesis.
(Tôi đã tốt nghiệp trường ABC năm 2019, sau khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.)
- You must have an ID card to get in this area.
(Bạn cần có chứng minh thư để đi vào khu vực này.)
2. Cấu trúc câu khẳng định trong tiếng Anh
2.1. Câu khẳng định dùng động từ tobe
Công thức chung: S + tobe + O
Động từ tobe trong công thức trên có thể được chia ở thì hiện tại đơn (simple present tense) thành am/are/is hoặc ở thì quá khứ đơn (simple past tense) thành was/were.
Xem thêm các bài viết:
– Thì Hiện Tại Đơn (Simple Present) – Công thức cách dùng & bài tập có đáp án chi tiết
– Thì Quá khứ đơn (Simple Past) – Cách dùng, công thức, bài tập đáp án chi tiết
– Thì Tương lai đơn – Cách dùng & bài tập đáp án chi tiết (Simple Future)
Ví dụ:
Marshall is my best friend, we are classmates.
(Marshall là bạn thân nhất của mình, chúng mình là bạn cùng lớp.)
My mother was a farmer, and my father was an engineer.
(Mẹ tôi từng là nông dân, còn cha tôi từng là kỹ sư.)
2.2. Câu khẳng định dùng động từ thường
Các thì như quá khứ đơn, hiện tại đơn, tương lai đơn, câu khẳng định với động từ thường (không phải động từ tobe) được chia theo các thì tương ứng.
2.2.1. Các thì đơn
- Thì hiện tại đơn: S + V(s/es)
Ví dụ:
She searches for her son, and takes him to the park.
(Cô ấy đi tìm con trai mình và đưa cậu bé đến công viên.)
- Thì quá khứ đơn: S + V-ed
Ví dụ:
They met their teacher and asked him some questions.
(Họ đã gặp thầy giáo của họ và hỏi thầy một số câu hỏi.)
- Thì tương lai đơn: S + will/shall + V
Ví dụ:
We shall have a talk with the chairman about this problem.
(Chúng tôi sẽ bàn luận với ngài giám đốc về vấn đề này.)
2.2.2. Các thì tiếp diễn
Ở các thì tiếp diễn (bao gồm thì hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn và tương lai tiếp diễn) đặc trưng của câu khẳng định là sử dụng động từ tobe tương ứng với thì và một động từ V-ing.
- Thì hiện tại tiếp diễn: S + am/are/is + V-ing
Ví dụ:
I am running at full speed to reach the destination.
(Tôi đang chạy hết tốc lực để đến địa điểm cần tới.)
- Thì quá khứ tiếp diễn: S + was/were + V-ing
Ví dụ:
Mandy and Billy were having a good time and dancing.
(Mandy và Billy đã rất vui vẻ và nhảy múa.)
- Thì tương lai tiếp diễn: S + will be + V-ing
Ví dụ:
She will be having lunch there tomorrow at 12 o’clock.
(Cô ấy sẽ ăn trưa ở đó vào 12 giờ trưa mai.)
2.2.3. Các thì hoàn thành
Câu khẳng định ở các thì hoàn thành bao gồm các thì hoàn thành và các thì hoàn thành tiếp diễn.
Công thức chung:
- Thì hiện tại hoàn thành: S + have/has + VPP
Ví dụ: Susie has watered the flowers already. – (Susie đã tưới hoa xong rồi.)
- Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: S + have/has been + V-ing
Ví dụ:
Annie and Andy have been laughing at this joke for 3 minutes.
(Annie và Andy đã cười vì chuyện cười này được 3 phút rồi.)
- Thì quá khứ hoàn thành: S + had + VPP
Ví dụ:
My mother had prepared everything for me.
(Mẹ tôi đã chuẩn bị mọi thứ cho tôi.)
- Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn: S + had been + V-ing
Ví dụ:
She had been working for 4 hours since then.
(Cô ấy đã làm việc liên tục 4 tiếng đồng hồ kể từ đó.)
- Thì tương lai hoàn thành: S + will + have + VPP
Ví dụ:
I will have arrived in Hanoi by 11 p.m.
(Tôi sẽ đến Hà Nội vào khoảng 11 giờ đêm.)
- Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn: S + will + have been + V-ing
Ví dụ:
He will have been living here for 10 years by 2021.
(Anh ấy sẽ sống ở đây được tròn 10 năm vào năm 2021.)
Câu phủ định – Câu khẳng định là một phần quan trọng trong ngữ pháp căn bản trong tiếng anh, vì thế bạn cần nắm rõ. Và nếu bạn đang học ngữ pháp tiếng Anh căn bản thì TuhocIELTS gợi ý bạn trang web học tiếng Anh miễn phí chất lượng là Bhiu.edu.vn.
2.3. Câu khẳng định dùng động từ khuyết thiếu
Với các động từ khiếm khuyết (modal verbs), câu khẳng định thường sử dụng một động từ nguyên thể đi sau động từ khuyết thiếu đó.
Công thức chung: S + động từ khuyết thiếu + V
Các động từ khiếm khuyết/động từ tình thái thường gặp là can, could, may, might, would…
Ví dụ:
She can be a little stubborn, but she can have her work done neatly.
(Cô ấy có thể hơi cứng đầu một chút, nhưng cô ấy cũng có thể hoàn thành công việc một cách tử tế.)
They may look at you and judge, but you can stand up for yourself.
(Họ có thể nhìn và đánh giá bạn, nhưng bạn cũng có thể đứng lên bảo vệ bản thân.)
It might be a little high, I’ll try to reach it.
(Chỗ đó có vẻ hơi cao, tôi sẽ cố với tới.)
Xem thêm các bài viết:
- Cách dùng cấu trúc Hope trong tiếng Anh có bài tập chi tiết
- Bài tập danh từ đếm được và không đếm được kèm theo đáp án
3. Câu phủ định trong tiếng Anh là gì?
Câu phủ định trong tiếng Anh (Negative sentences) là loại câu được dùng để bộc lộ ý kiến về một điều gì đó là sai hay không đúng với sự thật của nó. Thông thường, câu phủ định trong tiếng Anh được tạo thành bằng cách cho thêm từ “not” vào trong một câu khẳng định.
Ví dụ:
- (+): Linda wants to become a doctor. (Linda muốn trở thành một bác sĩ.)
(-): Linda doesn’t want to become a doctor. (Linda không muốn trở thành một bác sĩ.)
- (+): I ate noodles for lunch yesterday. (Tôi đã ăn miến cho bữa trưa ngày hôm qua.)
(-): I didn’t eat noodles for lunch yesterday. (Tôi đã không ăn miến cho bữa trưa ngày hôm qua.)
4. Các dạng câu phủ định trong tiếng Anh
4.1. Câu phủ định với từ “Not”
Để tạo thành một câu phủ định trong tiếng Anh, ta chỉ cần đặt thêm từ “not” vào sau trợ động từ hoặc động từ tobe hoặc một số động từ khuyết thiếu. Trong các thì hiện tại đơn, quá khứ đơn khi chuyển sang dạng phủ định phải chia phù hợp dạng của các từ do/does/did
Ví dụ:
- She can cook many dishes => She can not cook many dishes.
(Cô ấy có thể nấu nhiều món ăn => Cô ấy không thể nấu nhiều món ăn.)
- Ann likes listening to music in her free time => Ann doesn’t like listening to music in her free time
(Ann thích nghe nhạc trong thời gian rỗi của cô ấy.) => (Ann không thích nghe nhạc trong thời gian rỗi của cô ấy.)
Lưu ý
Ở dạng câu phủ định trong tiếng Anh này, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
Cấu trúc khẳng định: Think, suppose, believe, imagine + (that) + clause.
Chuyển sang dạng phủ định: S + Trợ từ + not + V (think, suppose, believe, imagine) + that + clause.
Ví dụ:
- I think you must borrow Lady’s book to review lessons soon.
=> I don’t think you must borrow Lady’s book to review lessons soon.
(Tôi không nghĩ bạn phải mượn vở của Lady để ôn lại bài sớm.)
- I believe she will call me soon.
=> I don’t believe she will call me soon.
(Tôi không tin cô ấy sẽ gọi cho tôi sớm.)
4.2. Câu phủ định sử dụng cấu trúc “Any/No”
Một dạng câu phủ định trong tiếng Anh khác mà chúng ta có thể bắt gặp thường xuyên đó là sử dụng “any/no” để nhấn mạnh ý nghĩa câu phủ định cho câu đó.
Cách thức chuyển đổi ở dạng này sẽ là: “some” trong câu khẳng định chuyển thành “any/no” + danh từ trong câu phủ định.
Ví dụ:
- There is some bread in the fridge => There isn’t any bread in the fridge.
(Có một ít bánh mì trong tủ lạnh) => (Không có một ít bánh mì nào trong tủ lạnh.)
- Linda has some money. => Linda doesn’t have any money.
(Linda có một ít tiền.) => (Linda không có chút tiền nào cả.)
4.3. Câu phủ định song song
Ngoài những loại câu phủ định cơ bản ở trên, ngữ pháp tiếng Anh còn có dạng quan trọng khác là câu phủ định song song. Sử dụng hình thức cấu trúc này không chỉ giúp bạn ghi điểm trong bài luận tiếng Anh mà còn tiện lợi hơn trong giao tiếp rất nhiều.
Cấu trúc:
Mệnh đề phủ định 1, even/still less/much less + Danh từ hoặc động từ ở hiện tại đơn = Đã không …, chứ đừng nói đến…/ Không…, mà càng lại không …
Ví dụ:
- Mary doesn’t like reading magazines, much less textbooks. (Mary không thích đọc tạp chí, chứ đừng nói đến sách giáo khoa.)
- I can’t remember this poem, even the passage. (Tôi không thể nhớ bài thơ này, đừng nói đến đoạn văn.)
- He doesn’t know how to answer this question, still less get a high score. (Anh ta không biết cách trả lời câu hỏi này, chứ đừng nói tới đạt điểm cao.)
4.4. Phủ định đi kèm với so sánh
Giữa các dạng cấu trúc câu phủ định trong tiếng Anh cũng có sự khác biệt về mức độ phủ định. Và trong ngữ pháp tiếng Anh, câu phủ định đi kèm so sánh là loại câu có tính chất phủ định mang ý nghĩa tuyệt đối, bày tỏ mạnh mẽ nhất.
Cấu trúc:
Mệnh đề phủ định + so sánh hơn (more/less) = so sánh tuyệt đối
Ví dụ:
- I couldn’t agree with you more = I absolutely agree with you. Tôi không thể đồng ý với bạn hơn nữa = Tôi hoàn toàn đồng ý với cậu.
- We don’t talk anymore. (Chúng ta đừng nói gì thêm nữa).
4.5. Phủ định dùng kèm với các trạng từ chỉ tần suất
Bản thân một số trạng từ tần suất cũng mang nghĩa phủ định “không, hầu như không” nên chúng thường được sử dụng ở câu phủ định trong tiếng Anh.
Hardly, scarcely, barely = almost not at all/almost nothing = hầu như không.
Hardly ever, rarely, seldom= almost never = hiếm khi, hầu như không bao giờ.
Ví dụ:
- Landy rarely ever goes to school late. (Landy hầu như không đi học muộn).
- Junny hardly does exercise everyday so she can’t keep fit. (Junny hầu như không luyện tập thể dục mỗi ngày vì thế cô ấy không thể giữ dáng được).
- My brother scarcely told me his secrets. (Em trai của tôi hầu như không kể với tôi về bí mật của nó).
Xem thêm các bài viết:
- Keen on là gì? – Cấu trúc và cách dùng của Keen on trong tiếng Anh
- Sự khác biệt giữa cấu trúc Once và One trong tiếng Anh
- Tổng hợp cấu trúc và cách dùng của câu mệnh lệnh trong tiếng Anh
4.6. Câu phủ định với “No matter…”
No matter + who/which/what/where/when/how + S + V: Dù có… đi chăng nữa… thì
Ví dụ:
- No matter who calls, say I will call back later. (Dù là ai gọi đến, thì cũng nói là tôi gọi lại sau nhé.)
- No matter where I go, I will call you regularly. (Dù tôi đi đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng sẽ gọi bạn thường xuyên.)
4.7. Câu phủ định với Not … at all
Để tạo thành câu phủ định trong tiếng Anh, chúng ta còn có thể sử dụng cụm “Not… at all” với nghĩa không chút nào cả. Cụm từ này thường đứng cuối câu phủ định.
Ví dụ:
- This bed is not comfortable at all. (Cái giường này không thoải mái chút nào cả).
- This pencil is not good at all. (Cái bút chì này không tốt chút nào cả.)
5. Một số lưu ý về cách dùng cấu trúc phủ định trong tiếng Anh
5.1. Câu mang ý nghĩa phủ định nhưng ở dạng khác
Not trong câu có thể thay thế bằng các trạng từ mang nghĩa phủ định như: hardly, scarely, barely, hardly ever, rarely, seldom.
Cấu trúc:
S + [trạng từ phủ định] + V
S + tobe + [trạng từ phủ định]
Lưu ý: Các trạng từ kể trên chỉ ở mức độ tương đối chứ không mang nghĩa phủ định hoàn toàn. Ta không cần thêm Not khi dùng các câu mang ý nghĩa phủ định với các tiền tố, hậu tố mang ý nghĩa phủ định như: non-, de-, il-/im-/in-, dis-, mis-, un-.
5.2. Các từ hạn định dùng trong câu phủ định
- Much – nhiều: dùng cho danh từ không đếm được.
VD: I don’t have much water to drink
- Any – tuyệt nhiên không, không tí nào
VD: My house doén’t have any visitors this month.
- Many – nhiều: dùng cho danh từ đếm được
VD: An doesn’t bring many books to class.
- A lot of và lots of – nhiều: có thể dùng trong câu phủ định lẫn khẳng định
VD: Sue doesn’t have lots of / a lot of friends here.
5.3. Một số lưu ý khác
Ta dùng các anyone, anywhere, any, anything, anybody để thay thế cho các đại từ như: someone, something, some, somewhere, somebody trong câu phủ định.
VD: I won’t tell anyone about you 🡪 Tôi sẽ không kể cho ai về bạn đâu.
Thay something bằng anything sau các động từ mang nghĩa phủ định như refuse hay decline.
VD: The refused to say anything about this thing 🡪 Họ từ chối nói bất kỳ điều gì với điều này.
Ta dùng “at all” ngay đằng sau từ hoặc cụm từ mà ta muốn nhấn mạnh để nhấn mạnh ý phủ định.
VD: Lan doesn’t know anything at all 🡪 Lan không hề nói bất cừ điều gì.
Ta có thể nhấn mạnh với cụm “not at least” hoặc “not at all” để làm câu nói lịch sử hơn khi ai đó đưa lời đề nghị hoặc yêu cầu với cụm “would you mind” hay “Do you mind”
Câu phủ định kết hợp dạng so sánh:
Negative words + comparative = superlative
Câu sẽ mang nghĩa tuyệt đối khi dùng phủ định với dạng so sánh hơn (less hoặc more)
VD: I couldn’t agree with you more = I definitely agree with you
6. Mẹo để thành thạo cách sử dụng câu phủ định trong tiếng Anh
Để có thể thành thạo trong việc nhận diện (để hiểu đối phương hoặc người viết đang nói đến ý phủ định) và sử dụng câu phủ định trong tiếng Anh thì ta cần có những kĩ năng cần thiết và có thời gian rèn luyện để làm quen và thành thạo. Tự học IELTS sẽ gợi ý một số cách sau:
– Đầu tiên và quan trọng nhất chính là nắm chắc kiến thức về câu phủ định.
– Hai là chú ý bổ sung vốn từ vựng, cụm từ hay hoặc cấu trúc câu mang nghĩa phủ định; học thuộc và luyện tập thường xuyên để tăng khả năng nhận biết.
– Ba là luyện tập, ứng dụng những gì đã tiếp thu về câu phủ định vào cuộc sống hàng ngày.
– Cách thứ 4 này có thể được áp dụng khi môi trường sử dụng tiếng Anh còn ít khiến cho việc thành thạo câu phủ định gặp trở ngại. Đó chính là tham gia các kì thi tiếng Anh bởi mỗi kì thi, ta có cơ hội kiểm tra lại khả năng nhận biết của bản thân và có định hướng học tập, rút kinh nghiệm kịp thời.
7. Phân biệt câu phủ định và câu hỏi phủ định
Câu phủ định hay câu hỏi phủ định tiếng Anh?
Câu hỏi phủ định là câu hỏi có “not” sau trợ động từ, ví dụ: Don’t you like…? Hasn’t it….? Cách trả lời câu hỏi này cũng giống như trả lời cho câu hỏi tương tự không có “not”, tức là câu hỏi nghi vấn.
Do đó, có thể thấy rõ câu hỏi phủ định thể hiện sự thắc mắc, mong muốn được đặt câu hỏi của người nói hoặc viết. Trong khi đó, câu phủ định lại thể hiện rõ sự phủ định, sự trái ngược về một thông tin nào đó chứ không có nghi ngờ nào cả.
Phân biệt câu phủ định với câu hỏi phủ định trong tiếng Anh sẽ giúp chúng ta có thể nghe hiểu hoặc đọc hiểu tốt hơn, hình dung được nhanh hơn thông tin mà các câu mang lại như thế nào.
VD:
Câu phủ định: I have not been to Paris before. – Tôi chưa từng đi Pa-ri bao giờ.
Câu hỏi phủ định: Haven’t you been to Paris before? – Bạn đã từng đi Pa-ri chưa?
8. Bài tập
8.1. Bài tập về câu phủ định trong tiếng anh
Viết lại những câu sau ở dạng phủ định
- I watched football matches with my father yesterday.
- They like playing basketball in their free time.
- It is a boring movie.
- She cleans the floor everyday.
- I usually ride my bike every weekend.
- Ann takes nice photos.
- They turn on the radio.
- He will buy a new house next month.
- You are late for school.
- She gave many gifts to the children in her village.
- We always use a laptop in the office.
- My neighbors are friendly.
- School finishes at four o’clock.
- Mary lives near me.
- He used to like Pop music.
- Jack usually does his homework before dinner.
- My sister and I played badminton on Monday afternoon.
- Linn’s a singer.
- My mother has taught music at HB school.
- He played football after school.
Đáp án:
- I didn’t watch football matches with my father yesterday.
- They don’t like playing basketball in their free time.
- It isn’t a boring movie.
- She doesn’t clean the floor everyday.
- I don’t usually ride my bike every weekend.
- Ann doesn’t take nice photos.
- They don’t turn on the radio.
- He won’t buy a new house next month.
- You aren’t late for school.
- She didn’t give many gifts to the children in her village.
- We don’t always use a laptop in the office.
- My neighbors aren’t friendly.
- School doesn’t finish at four o’clock.
- Mary doesn’t live near me.
- He didn’t use to like Pop music.
- Jack doesn’t usually do his homework before dinner.
- My sister and I didn’t play badminton on Monday afternoon.
- Linn’s not a singer.
- My mother hasn’t taught music at HB school.
- He didn’t play football after school.
8.2. Bài tập về câu khẳng định trong tiếng Anh
Những câu nào trong những câu dưới đây là câu khẳng định?
- Can you help me move this TV to the left?
- Eddy won’t go to the movie with us.
- I love ice cream, it is so delicious.
- Bread and butter don’t go together, don’t you think so?
- She looks tired, she must have worked all night.
- My parents do not seem very happy about my decision.
- I’m trying to open this can of tuna.
- The baby started crying and shouting.
- This exercise cannot be solved by the available information.
- How did you know she was at home last night?
Đáp án:
Những câu là câu khẳng định: 3, 5, 7, 8
Những câu không phải câu khẳng định: 1, 2, 4, 6, 9, 10
Qua những tổng hợp về câu khẳng định phủ định trong tiếng Anh, hy vọng các bạn đã nắm rõ về hai loại câu này trong tiếng Anh. Hãy nhớ những điểm khác biệt so với tiếng Việt để tránh nhầm lẫn và luyện tập bài tập mỗi ngày để ghi nhớ lâu hơn bạn nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt.
Bình luận