Bí quyết mẹo làm bài thi IELTS Speaking và Writing đạt điểm cao

BANNER-LAUNCHING-MOORE

Khi làm bài thi IELTS, bạn cần có những bí quyết cho bản thân cũng như mẹo làm bài đề thi IELS một cách tốt nhất. Mỗi người nên chuẩn bị sẳn tâm lý và cách thức làm bài riêng để phù hợp với bản thân mình tốt nhất.

Sau đây là một số mẹo Bí quyết mẹo làm bài thi IELTS Speaking và Writing đạt điểm cao thi cho các phần của bài thi:

1. Phần thi viết – Writing

  1. Đánh dấu/khoanh tròn các từ khóa.
  2. Chia các đoạn văn cẩn thận.
  3. Không lặp ý bằng các cách khác nhau.
  4. Tránh không để lạc đề.
  5. Tính toán thời gian cẩn thận – không làm Bài 2 vội vàng, phần này dài hơn và quan trọng hơn.
  6. Mỗi đoạn chỉ nêu một ý.
  7. Tránh sử dụng ngôn ngữ không trang trọng.
  8. Học cách nhận biết độ dài của bài văn 150 từ bạn viết. Bạn thường không có đủ thời gian để đếm từng từ.
  9. Không viết quá dài, đặc biệt là đối với Bài 1.
  10. Tập làm quen với việc luôn dành ra vài phút để đọc lại và soát lỗi bài luận của bạn.
  11. Không nên học thuộc lòng các bài văn mẫu, chúng sẽ không phù hợp với đề thi và bạn sẽ tạo ra nhiều lỗi bất cẩn.

NHẬP MÃ TUHOC30 - GIẢM NGAY 30% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

2. Phần thi nói – Speaking

  1. Phần này không chỉ kiểm tra độ chính xác về ngữ pháp mà cả khả năng giao tiếp hữu hiệu của bạn.
  2. Không nên học thuộc lòng các một loạt các câu trả lời sẵn. Giám khảo được đào tạo để phát hiện ra điều này và sẽ đổi câu hỏi.
  3. Phát triển câu trả lời của bạn càng nhiều càng tốt.
  4. Nói nhiều hơn người khảo thí.
  5. Hỏi lại giám khảo cho rõ nếu cần thiết.
  6. Nên nhớ rằng phần thi này không nhằm kiểm tra kiến thức và không chỉ có một câu trả lời đúng mà nhằm đảm bảo rằng bạn nêu được ý kiến của mình. Đừng lo rằng bạn chưa tỏ ra đủ uyên thâm.
  7. Các lĩnh vực thi có thể đoán trước được và không phải là vô hạn. Bạn nên luyện tập ở nhà và ghi các ý tưởng của mình vào băng.

Kinh Nghiệm: Cố gắng nói liên tục. Thay phần ậm ừ… bằng well……….

  • Câu hỏi “tại sao…” nào không nghĩ ra được thì bảo “tôi nghĩ thế nhưng tôi không biết tại sao”. Không nên ngồi nghĩ quá lâu. Giám khảo chỉ kiểm tra mình về mặt ngôn ngữ chứ không kiểm tra về mặt IQ mà
  • Câu hỏi nào cảm thấy nói nhiều được thì cố nói thật nhiều, để bớt thời gian hỏi câu khó khác

Xem thêm bài vết được quan tâm nhiều nhất:

3. Chiến thuật như sau

Bí quyết mẹo làm bài thi IELTS Speaking và Writing đạt điểm cao
Bí quyết mẹo làm bài thi IELTS Speaking và Writing đạt điểm cao
  • Đọc qua các câu hỏi và phần trả lời.
  • Ghi nhớ yêu cầu của câu hỏi và đoán ý đoạn văn.
  • Nếu có những câu hỏi dạng General (hỏi ý của đoạn, ý của bài..) đọc qua các đoạn được hỏi và trả lời các câu đó trước. Trong lúc đọc tranh thủ hình dung ý của từng đoạn con và ghi lại đoạn đó nói gì (ghi ngay bên cạnh đoạn đó, vào trong quyển question book).
  • Đọc các câu hỏi Specific, nhảy đến đoạn chứa nội dung trả lời nếu đã biết ở đâu (câu hỏi chỉ ra hoặc thu được từ bước trên), nếu không, đọc lướt qua từng đoạn (trừ các đoạn đã đọc lướt).

Loại câu hỏi mà bạn cho là khó nhất trong phần đọc này là loại câu hỏi lựa chọn ý chính của từng pagragraph. Việc lựa chọn này rất dễ nhầm lẫn vì có những pagragraph không chỉ nói về một ý. Cách làm dạng câu hỏi này của như sau : đọc các đoạn văn được hỏi, tự hình dung ra các ý chính và GHI LẠI, sau đó mới so sánh với các đáp án.

Nếu bạn dở lại đáp án xem để lựa chọn ngay sau khi đọc xong từng đoạn văn, bạn sẽ rất dễ tự thuyết phục mình chọn một đáp án không hòan tòan chính xác (mà chỉ hơi đúng).

Bạn cũng cần chú ý theo dõi thời gian để điều chỉnh tốc độ đọc dành cho ba bài. Nên cố gắng để dư ra 5 phút cuối để kiểm tra lại toàn bộ các câu trả lời.

Hi vọng một số mẹo làm bài thi IELTS ở trên của TuhocIELTS giúp ích cho bạn đọc nhé

4. 20 Mẹo làm bài thi IELTS đạt điểm tối đa

  1. Trong phần nghe, sử dụng ví dụ ở đầu đoạn nghe đầu tiên để làm quen với âm thanh, tình huống, và người nói.
  2. Tiếp tục nghe cho đến khi băng ghi âm dừng, chỉ nhìn vào các câu hỏi liên quan đến phần băng đang được chạy.
  3. Thường có các khoảng thời gian tạm nghỉ giữa các đoạn nghe khác nhau. Sử dụng thời gian này để chuẩn bị cho các câu hỏi tiếp theo.
  4. Trả lời các câu hỏi phần nghe theo thứ tự chúng xuất hiện trong Tờ câu hỏi (Question Paper). Nhớ rằng chúng thường theo trật tự của thông tin trong băng ghi âm.
  5. Ở cuối băng ghi âm, bạn có một số thời gian để chuyển các câu trả lời của bạn vào Phiếu trả lời (Answer Sheet). Kiểm tra ngữ pháp và chính tả của bạn khi bạn có thể làm vậy.
  6. 6. Trong phần thi đọc học thuật, bắt đầu bằng lướt nhanh chóng qua mỗi đoạn văn để xác định các đặc điểm như chủ đề, văn phong, nguồn, mục đích của người viết và đối tượng đọc được mong đợi.
  7. Khi bạn đọc, đừng cố gắng hiểu nghĩa chính xác của từng từ hay đoạn văn. Bạn không có thời gian, và dù sao những phần này của bài thi cũng có thể không được hỏi.
  8. 8. Đôi khi các bài đọc có một câu trả lời mẫu. Nếu bạn trong trường hợp này, hãy nghiên cứu và lựa chọn tại sao nó lại đúng.
  9. Một số bài yêu cầu bạn sử dụng các từ của bài khóa trong câu trả lời, trong các dạng bài khác thì bạn nên sử dụng từ ngữ của chính bạn. Kiểm tra các chỉ dẫn một cách cẩn thận.
  10. Các chỉ dẫn cũng có thể bao gồm giới hạn từ, ví dụ: Sử dụng không quá 3 từ. Làm theo điều này bằng cách tránh các từ không cần thiết trong câu trả lời của bạn.
  11. Trong phần thi viết, bạn phải luôn giữ đúng chủ đề. Đừng bao giờ cố sửa các phần của một bài thi trước kỳ thi.
  12. Làm theo lượng thời gian gợi ý: Bài viết 2 có thể nhiều điểm hơn bài viết 1.
  13. Tổ chức và liên kết ý tưởng và câu một cách thích hợp, sử dụng ngôn ngữ phong phú và thể hiện khả năng của bạn (trong bài 2) để thảo luận các ý tưởng và thể hiện quan điểm.
  14. Nếu bạn viết bài 1 ít hơn 150 từ và bài 2 ít hơn 250 từ, bạn sẽ mất điểm, nhưng không có số lượng từ tối đa cho cả hai bài.
  15. Khi bạn làm dàn ý bài văn, hãy dành nhiều thời gian vào lúc cuối để kiểm tra bài văn của bạn.
  16. Trong phần thi nói, đừng cố nói một bài đã được chuẩn bị, hay nói về một chủ đề khác với chủ đề bạn được yêu cầu thảo luận.
  17. Luôn nói trực tiếp với người chấm thi, không dùng thiết bị ghi âm.
  18. Bất cứ khi nào bạn trả lời ‘Có’ hay ‘Không’ với các câu hởi của người chấm thi, hãy thêm nhiều chi tiết vào câu trả lời của bạn. Trong mỗi trường hợp, mục đích là để giải thích ít nhất một điểm.
  19. Nhớ rằng bạn không được kiểm tra về kiến thức tổng quát của bạn mà là khả năng của bạn để giao tiếp một cách hiệu quả. 20. Tổ chức và liên kết các ý tưởng và câu một cách thích hợp, nói rõ ràng với tốc độ bình thường, sử dụng các cấu trúc và từ vựng phong phú.

Hi vọng bí quyết mẹo làm bài thi IELTS Speaking và Writing đạt điểm cao này giúp các bạn

https://www.tuhocielts.vn

Bình luận

Bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.